TAP GROUT

Phương pháp phun áp lực cao của “Phương pháp TAP GROUT” được thực hiện dưới hình thức phun chất lỏng TAP trong điều kiện áp lực cao và liên tục. Đối với các khe hở có tồn đọng nước bên trong kết cấu bề mặt, chất lỏng TAP sẽ phát huy công dụng lấp đầy ở nơi rò rỉ.

ĐẶC TÍNH VƯỢT TRỘI

Phương pháp TAP GROUT giúp tránh được việc phải đục phá lớp bê tông bị rò rỉ. Nhờ vậy, tính năng và thiết kế sẽ không thay đổi quá đáng kể. Ngoài ra, phương pháp này còn đem lại độ bền cao bằng việc lấp đầy khe nứt, đồng thời giữ được mỹ quan cho công trình.

Phương pháp TAP GROUT còn đem lại hiệu quả vượt trội trong việc tác động trực tiếp đến khe nứt gây rò rỉ và lấp đầy bằng chất chống rỉ nước. Việc này nhằm tránh tình trạng còn tồn đọng nước khi chỉ tác động vào bề mặt bê tông.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

ỨNG DỤNG

Những vị trí thích hợp ở áp dụng phương pháp TAP GROUT:

Chỗ giao nhau giữa các kết cấu bê tông, những vị tri thông nhau của bê tông. Bên cạnh đó, còn có những vị trí khác như mối nối lạnh, rãnh nứt, bê tông bị tổ ong, khu vực quanh thép H,…

Ngoài ra còn được sử dụng đa dạng trong các công trình dân dụng và công trình hạ tầng
  • Công trình dân dụng: Bể nước, hầm PIT, bãi đổ xe ngầm hay tường trong ngoài tầng hầm, sàn, trần,…
  • Công trình hạ tầng: Đường hầm, rãnh thoát nước, cầu đường, đập,…

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG

1. Bước 1:

Khảo sát tình hình vị trí bị rỉ nước để quyết định vị trí phun và khoảng cách giữa các lỗ phun

2. Bước 2:

Tại ranh giới khe rỉ nước, sử dụng máy khoan theo chiều từ trên xuống với điều kiện xuyên qua khe nước để tạo lỗ phun chất lỏng

3. Bước 3:

Tiếp theo là việc vệ sinh lỗ phun và vặn chặt nhằm cố định phích cắm phun

4. Bước 4:

Sau khi hoàn tất các công tác chuẩn bị, tiến hành phun dung dịch TAP từ phích cắm đã được lắp đặt

5. Bước 5:

Khi dung dịch phun đã đạt trạng thái đông cứng, phích cắm được nới lỏng để tháo ra

6. Bước 6:

Cuối cùng là công đoạn vệ sinh bề mặt và lấp đầy lỗ phun bằng vữa

Nguồn: https://ubect.vn/

ĐỐI TÁC KINH DOANH