AQUASHUTTER

Sản phẩm là vật liệu chống thấm gốc xi măng hai thành phần (xi măng polyme), sử dụng bằng cách trộn nhũ tương nhựa acrylic và phụ gia gốc xi măng đặc biệt. Aquashutter được sáng chế từ công thức kỹ thuật của tập đoàn UBE và sử dụng hơn 20 năm tại Nhật Bản.

CHI TIẾT SẢN PHẨM

Keo ACG – Chất keo chống thấm:
Hỗn hợp keo acrylic có độ bền cao, được nhào trộn với phụ gia ACG và được sử dụng làm vật liệu chống thấm.
+ Khối lượng đóng gói 18 kg/thùng.
+ Hình dạng: Chất lỏng màu trắng sữa.

Phụ gia ACG – Hợp chất gốc xi măng
Được nhào trộn với nhũ tương ACG và sử dụng làm vật liệu chống thấm.
+ Khối lượng đóng gói 15 kg/bao.
+ Hình dạng: Bột màu xám.

ĐẶC TÍNH VƯỢT TRỘI

Vật liệu tương tự lớp màng phủ Urethane, ít bị hư hỏng do tác động bởi tia cực tím hay quá trình thủy phân. Đặc biệt, Aquashutter có khả năng chống chịu thời tiết cao, co giãn linh hoạt và chống thấm trong suốt khoảng thời gian dài.

Sản phẩm được ứng dụng trong chống thấm bể nước, tầng hầm, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà ăn, rãnh nước, hầm PIT thang máy.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG

1. Sơn Lót:

  • Sử dụng nhũ tương ACG pha loãng 5 lần với nước. Tỷ lệ trộn (tỷ lệ trọng lượng) cụ thể là: Nhũ tương ACG: nước = 1: 4
  • Sơn lót với 0,2kg/m2 thật đều tay bằng cách sử dụng con lăn sơn.

2. Hướng dẫn trộn:

Tỷ lệ pha trộn nhũ tương ACG: Phụ gia ACG = 18: 30 [15 × 2 túi]

  1. Cho Nhũ tương ACG tinh khiết vào thùng chứa.
  2. Khuấy trộn hỗn hợp ACG bằng máy trộn cầm tay.
  3. Thêm hai bao phụ gia ACG vào hỗn hợp trên.
  4. Sau 3 phút trộn, kiểm tra để đảm bảo hỗn hợp không bị vón cục.

3. Lớp phủ chống thấm (vật liệu ACG) – lớp phủ đầu tiên, lớp phủ hoàn thiện

  1. Dùng bay thép phủ lớp chống thấm lên bề mặt, sau đó tráng phẳng lớp chất chống thấm vừa phủ. Lưu ý: dùng lực tay khi thao tác để giúp lớp chống thấm tăng độ kết dính.
  2. Lượng sơn sử dụng để thi công là 1,2 kg / m2 (một lần).

Sau khi đảm bảo đã đóng rắn đến mức độ không để lại dấu tay khi ấn vào thì tiến hành thi công lớp thứ hai.

  • Kiểm tra lỗ kim trên lớp đầu tiên khô trước khi phủ lớp thứ hai.
  • Trong trường hợp xuất hiện lỗ kim, trám lại bằng vật liệu ACG và tiến hành phủ lớp thứ hai với điều kiện không có lỗ kim từ lớp thứ nhất.

4. Bảo dưỡng:

  1. Sử dụng quạt gió hoặc thiết bị tương tự nhằm thông gió đủ cho bề mặt của lớp chống thấm không bị ngưng tụ nước.
  2. Trong trường hợp dự kiến có mưa, cần dừng công việc thi công lại. Nếu lớp chống thấm bị cuốn trôi do mưa sau khi thi công thì tiến hành phủ lại.

Nguồn: https://ubect.vn/

ĐỐI TÁC KINH DOANH